Cảnh báo nguy cơ phơi nhiễm chì (Pb) tại nơi làm việc

23
Dec
2024

Chì (Pb) là một kim loại nặng có độc tính và tồn tại trong tự nhiên. Mặc dù chì được sử dụng không nhiều trong quá khứ, nhưng người ta đã tìm thấy chì trong nhiều ngành công nghiệp như xây dựng, khai khoáng và gia công cơ khí.

Theo Viện An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp (NIOSH – USA): Trong các ngành công nghiệp trên, người lao động có nguy cơ tiếp xúc với chì bằng nhiều đường: hô hấp, tiêu hoá hoặc tiếp xúc trực tiếp.

Vậy chì nguy hiểm như thế nào?

Có thể nhiều người biết rằng tiếp xúc với chì sẽ gây hại cho cơ thể, nhưng mức độ nguy hiểm như thế nào thì nhiều người vẫn còn mơ hồ.
Chì không đóng bất kể một vai trò sinh lý và tham gia phản ứng sinh hóa nào trong cơ thể, ngưỡng an toàn dành cho Chì là không có. Bất kể một lượng nhỏ của chì nào cũng sẽ gây hại cho cơ thể.
Tính độc của chì gây ra từ việc nó có xu hướng thay thế vị trí của tất cả các kim loại khác trong cơ thể. Ví dụ, bạn có thể thấy trong ảnh X-quang của một bệnh nhân nhiễm độc chì, nó đã chiếm chỗ của canxi trong xương.

 

Chì cũng chiếm chỗ của kẽm và canxi trong các protein. Không có sự có mặt của hai nguyên tố này các protein không thể hoạt động.
Ví dụ: một protein gắn liền với kẽm đang làm nhiệm vụ duy trì huyết áp cơ thể và sự phát triển bình thường ở trẻ em. Khi chì được hấp thụ vào cơ thể, nó thế vào chỗ của kẽm gây chứng chậm lớn ở trẻ và huyết áp cao ở người trưởng thành.
Khi chì thế chỗ của canxi trong các phản ứng truyền xung điện trong não, nó gây ra chứng mất trí, giảm khả năng suy nghĩ. Chì ức chế quá trình tổng hợp heme, thường có sự tham gia của sắt, gây ra chứng thiếu máu. Nó cũng “đuổi” kẽm ra khỏi một protein tham gia vào việc sản sinh tinh trùng, gây vô sinh ở những người đàn ông có mức tiếp xúc chì cao trong công việc.
Tiếp xúc với chì quá mức trong thời gian ngắn có thể gây ra mệt mỏi, đau bụng, nhức đầu, mất vị giác, mất trí nhớ, đau hoặc ngứa ran ở tay chân. Vì các triệu chứng này xảy ra rất chậm, nên thường dễ bị chẩn đoán sai hoặc bị bỏ qua hoàn toàn.

Giải pháp an toàn là gì?

Việc cảnh báo an toàn nhiễm chì nơi làm việc là hết sức quan trọng. NIOSH đưa ra một số lời khuyên cho giám sát và công nhân như sau:

  • Tuyệt đối không ăn hoặc uống tại những nơi có các sản phẩm chứa chì (cả trong quá trình sản xuất hoặc lưu trữ).
  • Sau khi làm việc xung quanh các sản phẩm có chì, tắm và thay quần áo, giày dép tại nơi làm việc để tránh mang chì về nhà.
  • Đảm bảo các khu vực làm việc được thông gió tốt.
  • Mang dụng cụ bảo hộ thích hợp, kính, găng tay, ủng, quần áo bảo hộ.
  • Phụ nữ mang thai hoặc có kế hoạch mang thai và có lo ngại tiếp xúc với chì, cần yêu cầu người sử dụng lao động thay thế vị trí làm việc ngay.
  • Người lao động có khả năng bị nhiễm chì cần được kiểm tra xét nghiệm nồng độ chì trong máu thường xuyên để kịp thời xử lý.

 

Nguồn: safetyandhealthmagazine.com Dịch bởi: Giải pháp An toàn - ttpsafety.com

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ